LỜI KÊU GỌI TỪ VĨNH CHÂU XA XÔI …
Tiết
trời đang chuyển sang xuân, không khí se lạnh đã lan tỏa khắp phố
phường báo hiệu một năm mới nữa sắp về. Gạt bỏ qua hết những lo toan,
tính toán, những bộn bề, bon chen của sống đời thường, hòa vào không khí
chào đón năm mới, đoàn khám bệnh phòng khám Tuệ Tâm lại chuẩn bị mọi
thứ cần thiết để lên đường với bà con vùng sâu, vùng xa – Phú Tân và
Vĩnh Châu – Sóc Trăng. Đúng 19g30 ngày 31/12/2010 chuyến xe 54M-2068
chuyển bánh mang theo bao tình cảm, nhiệt huyết của 32 thành viên đoàn
phòng khám Tuệ Tâm thẳng tiến về miền tây sông nước.
Theo
lịch trình đoàn sẽ dừng chân trạm đầu tiên: Tịnh xá Bửu Tâm – xã Phú
Tân. Đây là lần đầu tiên mình đón năm mới trên chuyến xe từ thiện như
thế này. Tuy mệt nhưng lại thấy lòng ấm áp và vui ghê khi nghe được bài
hát Happy New Year cất lên vào đúng 12g00 khi chúng tôi vừa lên cầu Cần
Thơ. Đoàn đến nơi vào lúc 01g30, sư cô Tâm và mọi người đã chờ đón sẵn
mặc cho sương đêm thấm đẫm vạt áo. Nhìn cảnh này tự nhiên bao mỏi mệt
suốt gần 7 giờ ngồi xe như bay mất. Đoàn lặng lẽ về tịnh xá để nghỉ lấy
sức ngày mai khám bệnh và phát quà cho bà con nghèo.
Sau
một đêm tạm nghỉ, sáng sớm cả đoàn lại được ngao du chợ Phú Tâm – Vũng
Thơm, sau đó bắt tay vào việc. Rút kinh nghiệm lần trước, lần này mọi
người nhanh chóng ổn định để được tái khám và nhận quà trong trật tự. Bà
con cũng tạm quen với bác sĩ, với việc khám bệnh nên không còn bỡ ngỡ,
lóng ngóng, rón rén, rụt rè, sợ sệt nữa, đã dám trình bày bệnh tình của
mình. Đây là điều đáng mừng và đáng tự hào. Và quan trọng là không còn
bà con nào không được khám bệnh vì hết thuốc như lần trước. mọi người ai
cũng đươc lần lượt khám bệnh, phát thuốc, phát quà theo thứ tự. Những
phần quà tuy không to lớn là bao nhưng chứa đựng vào đó biết bao nghĩa
tình của “lá lành đùm lá rách”. Và lần tái khám này đã hoàn thành đúng chương trình đề ra – kết thúc việc khám bệnh lúc 11g30 ngày 01.01.2011.
Đoàn
ăn trưa xong, lưu luyến chia tay Tịnh xá Bửu Tâm rồi tiếp tục lên đường
xuôi về tịnh xá Ngọc Châu Như – Huyện Vĩnh Châu. Trên đường đi, đoàn
đươc ghé thăm những ngôi chùa đáng cho chúng ta chiêm ngưỡng (không chỉ
vì vẻ đẹp của nó mà còn có thể gọi là di tích quốc gia).
Đầu
tiên nơi đoàn ghé thăm quan là chùa ĐẤT SÉT, do người dân địa phương
(thực ra là dân miền ngoài vì miếng cơm manh áo đã phài di chuyển vào
tận vùng xa xôi hẻo lánh này) lập nên. Dù chỉ mới học hết lớp 3 trường
làng, nhưng bằng với khả năng phi thường và lòng cảm hóa Phật pháp đã
lập nên ngôi chùa độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Toàn bộ ngôi chùa được xây dựng bằng đất sét, từng tượng Phật, từng
đường nét của những cảnh chùa đều do bàn tay của anh nông dân KIM PHONG
tạo ra.
Nơi
thứ hai đoàn dừng chân là chùa CHÉN KIỂU, ngôi chùa được xây dựng bằng
những mảnh vở của sành sứ ghép lại. Kiểu dáng ngôi chùa là đăc trưng của
người dân Khơme, những mái vòm cong vút, những tượng thần bệ đỡ trên
những mái cong của ngôi chùa. Và điều lôi cuốn tôi chính là chiếc ghe
gho được đặt nằm trang trọng trong khuôn viên của chùa. Thật ấn tượng
với những hoa văn được trang trí trên ghe cũng như chiều dài của chiếc
ghe. Chiếc ghe này có thể chứa 45-50 người và người dân nơi đây chỉ dùng
đến nó một lần trong năm – đó là mùa đua ghe gho hội Óc Om Bóc. Ghe nào
về nhất sẽ mang vinh dự, tự hào đến cho chùa đó. Vì thế có thể nói đây
cũng là tài sản đáng giá của ngôi chùa.
Nơi
thứ ba tôi được ghé thăm cũng là ngôi chùa thật ấn tượng: CHÙA DƠI.
Ngôi chùa này là nơi mà loài dơi chọn lựa làm chổ trú ngụ. bao bọc xung
quanh chùa là những tiếng chi chit của đàn dơi treo lơ lửng trên những
cành cây. Nhìn từ xa ta cứ ngỡ là những tổ chim treo lủng lẳng trên
những cành.. Đây cũng là điều có thể nói là thú vị dành cho du khách mọi
nơi đổ dồn về để trước là cúng bái Phật sau là chiêm ngưỡng đàn dơi,
thấu hiểu một môi trường quần thể sống của loài dơi. Và còn điều thú vị
không thể bỏ qua chính là hai chiếc giường dành cho mùa nóng và mùa lạnh
của Công tử Bạc Liêu được trưng bày tại đây. Những đường nét họa trỗ
trên hai chiếc giường có thể nói là tuyệt vời, rất là tinh xảo và sống
động. Ta có thể sờ vào để cảm nhận được sự mát lạnh cũng như ấm áp của
chúng. Đây là những tài sản không những có giá trị kinh tế cao mà còn
là giá trị của nền văn hóa dân tộc. Nhưng cũng để chúng tôi nhận ra
khoảng cách phân hóa giàu nghèo trong xã hội mà thời nào cũng có.
Sau
khi tham quan 03 ngôi chùa trên, cả đoàn lên xe trực chỉ về Vĩnh Châu
(tịnh xá Ngọc Châu Như) để chuẩn bị mọi thứ cho việc khám bệnh vào ngày
02.01.2011. Xe dừng tại tịnh xá vào lúc 4g30 chiều cùng ngày. Tuy vất
vả, mệt nhọc với việc khám bệnh trước đó nhưng khi vừa bước xuống xe ai
ai cũng hồ hởi, vui vẻ. Trước mặt là cánh đồng trải dài ngút ngàn với
hàng ngàn ngon hành non nớt vừa mới nhú mầm, từng luống hành thẳng tắp
nhìn thật thích mắt.Bầu trời về chiều vừa tắt nắng trên đồng quê thật
yên ả, an lành. Trước cảnh vật như thế, tâm hồn lắng đọng, mọi bon chen,
đấu tranh giành giật ở đô thị Sài thành như trôi vào nơi nào đó không
còn tồn tại., thay vào đó là lòng nhẹ nhàng, thanh thản, bình an đến vô
cùng.
Và
sau một đêm ngon giấc, mọi người lại khẩn trương vào vị trí để chuẩn bị
khám bệnh cho bà con nghèo. Dù đã nghe qua rất nhiều về hoàn cảnh của
người dân, nhưng thật sự tôi vẫn cảm thấy bàng hoàng khi chứng kiến
những con người tật nguyền nơi đây. Có ai mong muốn được sinh ra trong
đói nghèo, tật nguyền đói khổ. Như chúng ta thỉnh thoảng bắt gặp đâu đó
cảnh người mù sẽ cảm thấy chạnh lòng thương cảm cho số phận bi thảm của
họ, thì nơi đây còn hơn cả bể khổ trần ai. Từng người từng người một với
những đôi mắt không còn khả năng dẫn đường. Với người sáng mắt thì cơ
hội để họ nổ lực phấn đấu đạt được ước mơ đã là điều khó, trong xã hội
ngày nay huống hồ gì những người không còn khả năng nhân biết màu sắc
của cuộc sống xung quanh. Những bước chân khập khễnh, dò dẫm từng bước
trên con đường ghồ ghề đất đá, không bằng phẳng của những mái đầu bạc
phơ làm cho tôi không thể nào quên được. Với tuổi đời như thế thì lẽ ra
họ phải được nghỉ ngơi, vui vầy cùng con cháu thế mà giờ đây lại phải
ngồi đợi chờ từng chuyến cứu trợ. Và không chỉ những người già mới bị mù
mà cả nhũng em nhỏ, đủ mọi lứa tuổi đều bị mù với tỷ lệ khá cao. Vì thế
nên tỷ lệ thất học, mù chữ nơi đây cũng vào loại cao so với cả nước.
Nhìn những ánh mắt của các em tôi thật xót xa, đôi mắt tuy mở to tròn
nhưng lại không thấy được đồng lúa chin vàng đẹp rực rỡ như thế nào. Vì
đâu nên nổi như thế này???
Tại
vùng đất này ngoài hai mùa trồng lúa thì để cải thiện thêm đời sống,
người dân xen canh trồng hành tím (thứ mà hầu hết mọi nhà đều sử dụng
để nấu ăn). Những cánh đồng hành vừa mới đâm chồi thẳng tắp từng hàng,
trông tuyệt đẹp. Đây là loại nông sản thu hoạch đạt được kết quả cao
cùng với giá trị kinh tế cũng khá nhờ vào thiên nhiên ưu đãi, thế nhưng
cũng là tác nhân gây ra những thảm cảnh đau lòng cho con người nơi đây.
Hành tím sau khi đã thu hoạch, để được giữ tươi lâu người dân phải xịt
thuốc trừ sâu và hóa chất. Với cách bảo quản như thế thì người dân phải
có kho để lưu trữ riêng, không nên sống chung sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên vì nghèo khó không có điều kiện cất kho riêng nên họ phải
sống và hít thở chung. Hậu quả là theo thời gian việc bay hơi hóa chất
độc đã ảnh hưởng đến sức khỏe của họ mà đặc biệt là đôi mắt cứ mờ dần,
mờ dần rồi sau cùng là không còn nhìn thấy gì. Giác mạc của họ cứ bị bào
mòn dần cùng năm tháng. Và nếu không canh tác loại nông sản này thì họ
sẽ khó khăn gấp bội trong việc mưu sinh. Có chứng kiến tận mắt những con
người mù lòa đáng thương như thế thì hấu như tất cả hơn 30 người tham
gia trong đoàn không thể nào im lặng, hững hờ. Mọi người trong đoàn
không ai bảo ai cũng tự nguyện dốc hết sức, tận tình giúp đỡ mọi người,
thậm chí không nề hà vất vả sẵn sàng ngồi xuống đất để đo huyết áp, khám
bệnh cho người dân. Có những người đi đứng khó khăn đã đươc các bạn
tình nguyện viên dang rộng cánh tay dìu họ từng bước một.
Dù đã được
tham gia rất nhiều lần trong những chuyến đi khám bệnh thế nhưng chưa
bao giờ tôi lại cùng đoàn tận mắt những mảnh đời bất hạnh như nơi đây.
Với hoàn cảnh như thế nên cả đoàn luôn một lòng khám hết những ai đến
nơi, đáp ứng nhu cầu của người dân cần vì có thấm vào đâu so với những
vất vả, đau khổ mà họ phải mang. Chỉ mong sao cho họ luôn cảm thấy được
chia sẻ, được cảm thông “một tấm lòng hơn vạn lời nói”.
Qua chuyến đi này tôi có một điều ước :
“tôi ước gì mình có phép màu để xóa sạch mọi bệnh tật, khổ đau ; mang
đến nơi đây sự an vui, khỏe mạnh, hạnh phúc cho toàn thể bà con nghèo
vùng xa xôi này”. Thế còn các bạn thì sao nè???
Hồng Mai
Tình nguyên viên đoàn
thiện nguyện Tuệ Tâm
Đề nghị với NT
Trả lờiXóa1. Vận đồng tiền mua ngay khẩu trang và kính bảo hiểm [loại dung trong các phòng thí nghiệm hóa học] loại tốt bền để người dân dùng khi phải vào kho , xịt thuốc , khi đóng hàng v.v.
2. Phối hợp với giới chuyên muôn chống hơi độc để tìm cách xây / tạo những kho chứa hành .
Sau khi biết gía thành của kho thi có thề tồ chức kêu gọi các nhà hảo tâm / mạnh thường qụân bảo trợ xây cá kho này cho từng hộ . Lúc đó CB sẽ tiếp tay NT vận động bằng hữu yểm trợ .
Chúc NT than tâm an lạc .
Nhớ giữ gìn sức khoẻ để đi tiếp cuộc hành trình mình nhen chị.
Trả lờiXóaDạ đây là điều TT cũng đang trăn trở suy nghĩ và tìm cách...
Trả lờiXóaCảm động khi biết anh cùng ý tưởng trăn trở ấy. Sẽ cố gắng thực hiện.
Chị sẽ giữ gìn sức khỏe. Em cũng vậy nhe Tuyết Tùng.
Trả lờiXóaKính bảo vệ , khẩu trang và thêm nữa là găng tay và giầy bốt là những thứ dễ thực hiện và nên làm ngay.
Trả lờiXóaTT liên hệ với giới hữu trách địa phương xem là cần bao nhiêu cá/đôii mỗi loại [lớn , trung , nhỏ] để chúng ta mua liền gửi tặng dân trong xã này nha . Anh nghĩ không là bao nhiêu đâu , nhưng nếu quá nhiều tiền thì mình kêu gọi bằng hữu đóng góp .
Còn việc thực hiện ' KHO CHỨA ' cần được nghiên cứu kỹ sao cho hữu hiệu và vừa túi tiền .
Việc cần nữa là phải có người liên hệ với cơ sở giáo dục và nông nghiệp địa phương để có những buổi hướng dẫn nông dân về cách xử dụng hóa chất và phòng ngừa bị mắc bệnh tật .
Châm ngôn ngành Y-học là NGỪA BỆNH HƠN LÀ CHỮA BỆNH !!!
TT qua đọc blog này và liên hệ với ông Ưng Viên để xin ông ấy ra tay cứu độ giúp cho dân xã Vĩnh Châu toa thuốc khử độc xem sao nha .
Trả lờiXóahttp://linalol.multiply.com/journal/item/675